Tourbillon là cơ chế có nhiều tranh cãi, dù được ca ngợi vì độ phức tạp hay cho rằng không cần thiết, điều này phụ thuộc vào mỗi cá nhân. Audemars Piguet Royal Oak vốn đã được thế giới tôn vinh như một biểu tương đương đại, vậy liệu cơ chế Tourbillon có giúp cho Royal Oak thêm phần cuốn hút hay sẽ thừa thãi?
Kể khi ra đời cho tới nay,Tourbillon đã có nhiều biến thể với nhưng hầu hết những chiếc đồng hồ có Tourbillon đều có giá trị cao hơn nhiều so với những cỗ máy thông thường. Lý do chính là độ hiếm có, kỹ thuật chế tác phức tạp và độ hoàn thiện tỉ mỉ đỉnh cao, những chi tiết của hệ thống Tourbillon phức tạp và được các nghệ nhân hoàn thiện tỉ mỉ, chuyển động như một vũ trụ thu nhỏ trên cổ tay chủ nhân. Có thể nói hệ thống Tourbillon là một trong những đột phá lớn nhất trong nghệ thuật chế tác đồng hồ đỉnh cao trên thế giới.
Năm 1986, AP cho ra mắt chiếc đồng hồ Tourbillon mỏng nhất thế giới với độ dày vỏ chỉ 5,5mm, lồng tourbillon được làm từ hợp kim titanium và cũng là chiếc đồng hồ đầu tiên trên thế giới có hệ thống Tourbillon được mang ra mặt trước của đồng hồ nhằm tôn lên vẻ đẹp của cỗ máy này. Kể từ đó, AP đã mở đầu xu hướng phô trương cấu tạo hệ thống Tourbillon của ngành nghệ thuật chế tác đồng hồ đỉnh cao.
Tiếp bước với việc kết hợp với những thiết kế đồng hồ truyền thống và tinh tế, gần 30 năm sau AP đã ra mắt đồng hồ Royal Oak Tourbillon Extra-thin, một di sản của của chiếc Tourbillon đầu tiên đồng thời kế thừa thiết kế kinh điển Royal Oak huyền thoại của AP, đây cũng chính là chiếc đồng hồ mẫu mực cả về truyền thống lẫn sự đổi mới trong ngành chế tác đồng hồ Thụy Sĩ.
Sự thật là việc thêm Tourbillon vào Royal Oak là một thách thức vì cỗ máy cần phải mỏng gọn để có thể nằm vừa trong bộ vỏ 8,85mm. Chiếc Royal Oak Tourbillon Extra Thin phải hy sinh sự hiện diện của chiếc kim giây, chức năng ngày và thay bằng cỗ máy 2924 lên giây bằng tay có khả năng dự trữ năng lượng tới 70 giờ. Bộ máy cấu thành từ 216 chi tiết được hoàn thiện bằng tay nằm trong tổng hoà độ dày chỉ vỏn vẹn có 4,46mm – khiến nó trở thành một trong những chiếc đồng hồ tourbillon mỏng nhất trên thị trường – được thiết kế và chế tạo với mục đích dung hòa giữa sự tinh tế và ổn định.
Sẽ là một thiếu sót rất lớn nếu không nhắc tới sự tỉ mỉ và tinh tế của kỹ thuật hoàn thiện chiếc đồng hồ Royal Oak này, với kỹ thuật Chamfering – “vát cạnh đánh bóng” có mặt trên hầu hết trên từng linh kiện của AP. Phải mất tối thiểu 10 giờ đồng hồ thực hiện việc đánh bóng hoàn toàn bằng tay với 162 góc cạnh đánh bóng khác nhau trên vỏ và dây kim loại của đồng hồ bởi các bậc thầy chế tác đồng hồ AP.
Thực hiện: Tuấn Anh